Có một loại cây cảnh trong nhà mà tên gọi của nó chính là điều mong muốn của rất nhiều người, đó chính là cây hạnh phúc. Đây là một loại cây cảnh đẹp mắt, có sức sống tốt và có thể trồng được trong nhà, và nó đang là loại cây cảnh được rất nhiều người ưu chuộng để trang trí không gian sống hoặc sử dụng làm quà tặng cho người thân vào mỗi dịp lễ đặc biệt.
I – Giới thiệu về cây hạnh phúc
1 – Tên gọi và nguồn gốc
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc họ Bignoniaceae, là một giống cây thân gỗ có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, hiện nay cây hạnh phúc cũng được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và Bắc Mỹ.
Cây hạnh phúc có thân cây vươn cao, hưởng thẳng, có nhiều nhánh tỏa ra xung quanh và có bộ lá xanh rất xum xuê màu xanh đậm. Với đặc điểm rậm rạm, màu xanh đậm và tươi mới quanh năm, cây hạnh phúc rất thích hợp để phủ xanh không gian sống.
Người ta thường trồng cây hạnh phúc vào trong chậu để trưng trong nhà hoặc trồng dưới đất để tạo bóng mát. Loài cây này có sức sống rất bền bỉ, có thể tạo hình thành các dáng cây khác nhau từ một thân, 2 tầng, 3 tầng hoặc thậm chí 5 tầng, và đôi khi nó còn được tạo dáng bonsai rất độc đáo.
2 – Đặc điểm của cây hạnh phúc
Ngoài tự nhiên, cây hạnh phúc có thể phát triển chiều cao lên tới 2 – 5m, có thể phủ xanh cả một vùng rộng lớn như một loại cây bóng mát. Chúng có lá hình bầu dục, mọc đối, có màu xanh đậm. Hoa của cây hạnh phúc có màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả của cây hạnh phúc là quả nang, có màu nâu đỏ khi chín.
Cây hạnh phúc có khả năng chịu hạn rất tốt, nhưng chỉ trong điều kiện trồng dưới đất, với bộ rễ ăn sâu hàng chục mét.
Đối với trường hợp trồng trong chậu thì cây hạnh phúc cần phải được tưới nước thường xuyên hơn, đặc biệt là khi đặt chúng là nơi nắng nóng và hanh khô.
Nếu không tưới đủ nước thì cây hạnh phúc thường xảy ra hiện tượng bị rũ lá, sau đó bị rụng lá hàng loạt. Cây hạnh phúc có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau.
Vì thế, cây cũng rất dễ trồng và chăm sóc, thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây.
3 – Tác dụng cây hạnh phúc
- Mang lại may mắn và hạnh phúc
Trong văn hóa Á Đông, cây hạnh phúc được xem là biểu tượng của may mắn và hạnh phúc bởi chúng có bộ lá rất sum xuê, khả năng phục hồi nhanh chóng và sức sống bền bỉ. Việc trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp mang lại sự may mắn và tài lộc đến cho gia chủ.
- Thanh lọc không khí
Cây hạnh phúc còn có khả năng làm sạch không khí trong nhà và giúp giảm bớt các chất khí độc hại từ đó giúp con người cải thiện sức khỏe. Trong y học cổ truyền, cây hạnh phúc được sử dụng như một bài thuốc dùng để điều trị một số bệnh như ho, đau đầu và đau bụng.
- Tạo ra không gian xanh mát
Cây hạnh phúc giúp tạo ra không gian xanh, làm cho không gian sống của bạn trở nên tươi mới và sinh động hơn. Màu xanh tươi mát của cây hạnh phúc cũng được cho là có khả năng tạo ra năng lượng tích cực và giúp giảm căng thẳng, lo âu rất hiệu quả từ đó giúp mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn.
4 – Có nên trồng cây hạnh phúc trong nhà không?
Cây hạnh phúc là loại cây cảnh có khả năng chịu râm mát tốt (điều kiện thiếu sáng), nên nó rất phù hợp để trồng trong nhà.
Tuy nhiên, Tuy nhiên, bạn nên chọn vị trí phù hợp để trồng cây và chăm sóc nó đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tốt nhất là bạn nên đặt cố định cây tại vị trí có nhiều ánh sáng nhất có thể. Đối với những loại cây hạnh phúc để bàn thì bạn có thể linh hoạt đưa cây ra phơi nắng định kỳ nên có thể trồng nó trong tối khá tốt.
II – Ý nghĩa phong thủy của cây hạnh phúc
Bên cạnh ý nghĩa mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia chủ, cây hạnh phúc còn là loại cây phong thủy có tác dụng mang lại sự thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, cây hạnh phúc còn được coi là một biểu tượng của tình yêu và hôn nhân. Chính vì vậy, nó thường được tặng nhau trong các dịp kỷ niệm lãng mạn như Valentine hay ngày cưới.
Màu xanh của cây thể hiện cho niềm tin và hi vọng trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ khiến cho không khí gia đình luôn vui vẻ sum vầy. Khi hoa nở đúng dịp xuân về hương thơm ngát từ những bông hoa hạnh phúc hứa hẹn sẽ đem đến nhiều tài lộc và may mắn trong năm mới cho gia đình người trồng.
Theo phong thủy, cây hạnh phúc phù hợp với những người có mệnh Thủy và Mộc. Đối với những người có mệnh Hoả và Thổ, nên tránh trồng cây hạnh phúc.
III – Hướng dẫn cách chăm sóc cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có thể trồng được trong cả điều kiện trong nhà lẫn ngoài trời. Nếu bạn trồng cây hạnh phúc ngoài trời thì chúng sẽ phát triển tốt hơn, nhờ có lượng ánh sáng quang hợp dồi dào hơn trong nhà. Khi trồng cây ngoài trời và được chăm bón đầy đủ thì cây hạnh phúc có thể nở hoa rất đẹp. Hoa của cây hạnh phúc là những bông hoa màu trắng hơi ngả vàng
Đối với điều kiện trong nhà thì cây hạnh phúc vẫn sống bình thường nhưng tốc độ sinh trưởng sẽ chậm hơn so với trồng ngoài trời đáng kể. Dù sao mục đích trồng cây hạnh phúc ban đầu của bạn chỉ là để tạo không gian xanh mát, nên duy trì cho chúng xanh tươi quanh năm mới là điều mà bạn hướng tới.
Để chăm sóc cây hạnh phúc đúng cách, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Tưới nước:
Để dễ dàng thì mỗi tuần bạn hãy tưới nước định kỳ từ 2 – 3 lần hoặc bạn có thể quan sát vào gốc cây, nếu thấy mặt đất đã bắt đầu khô ráo thì có thể tưới nước cho chúng được rồi. Hãy luôn đảm bảo ràng chậu cây có độ thoát nước, vì cây hạnh phúc không chịu được ngập úng. Nếu để nước ngập lâu ngày, bộ rễ sẽ bị thối.
Khi thấy hiện tượng đầu lá đen tức là bạn đã tưới quá nhiều nước cho cây, cần giãn bớt chu kỳ tưới lại. Nên nhớ là chu kỳ tưới. Còn cách tưới vẫn là tưới thật đẫm vào mỗi lần tưới. Hãy đảm bảo bạn đã tưới ướt hết bầu đất.
Vốn dĩ loại cây này đã có sức sống rất mãnh liệt nên cách chăm sóc chúng hoàn toàn không hề khó khăn gì. Hãy chủ ý nhiều vào khâu tưới nước mỗi ngày thôi là đủ. Chỉ với cách tưới nước đúng cách là cây sẽ xanh tốt quanh năm.
- Đất trồng (giá thể)
Cây hạnh phúc rất thích đất ẩm, tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu bạn nhận thấy đất vẫn không đảm bảo được độ thoát nước, hãy trộn thêm thật nhiều vỏ trấu tươi hoặc đá perlite vào hỗn hợp đất trộn. Đá perlite thường đắt tiền hơn nhưng chúng đảm bảo sạch bệnh. Đối với việc sử dụng vỏ trấu thì bạn nên bổ sung thêm Trichoderma để giúp cây phòng bệnh tốt hơn.
- Nhiệt độ và độ ẩm:
Vốn là loài cây sống tại vùng nhiệt đới nên cây hạnh phúc rất thích điều kiện ẩm ướt và ấm áp. Khi trồng trong nhà, dưới điều kiện có máy lạnh, thì bạn nên lưu ý cung cấp thêm nước độ ẩm bằng cách phun sương quanh cây để chúng không bị héo lá.
Cây hạnh phúc cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ phòng từ 18-24oC và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn đến 28oC, khi nhiệt độ cao hơn cây có khả năng sẽ bị quăn lá và cháy lá.
- Ánh sáng:
Cây hạnh phúc phát triển rất tốt khi nhận được nhiều ánh sáng sáng nhưng nên là gián tiếp từ mặt trời. Không nên đặt cây nhỏ dưới nắng trực tiếp vì nó có thể làm hại lá, làm màu lá nhợt dần và bị cháy.
Thông thường, chúng một lượng ánh sáng trong 4-6 giờ mỗi ngày, và nếu bạn trồng chúng trong nhà, hãy đặt chúng gần cửa sổ hướng nam hoặc ở nơi mặt trời chiếu sáng trong khoảng thời gian này. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn giữ chúng trong bóng râm và tránh tiếp xúc với nắng gắt.
- Bón phân:
Cây hạnh phúc không có nhu cầu dinh dưỡng quá cao, đặc biệt là điều kiện trong nhà. Bạn chỉ cần bổ sung phân bón hữu cơ định kỳ vào mỗi tháng là đủ hoặc có thể sử dụng phân hóa học 10-10-10 + TE dạng viên nhỏ. Sử dụng phân hóa học này bằng cách hoa loãng chúng với nước sạch với tỷ lệ 10g/lít, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây.